Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa chính tự
sào 篙
◎ Nôm: 高 Văn bia Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi ký khắc năm 1157 ghi “nhị bán cao” nghĩa là “hai sào rưỡi” [văn bia thời lý 2010]. Phiên khác: cao (TVG, ĐDA, Schneider, VVK, BVN, MQL, NTN, PL). TV Giáp còn đề xuất cách hiểu “cao” viết nhầm từ “膏” nghĩa là “mỡ tức là mực, ý nói con trâu ở trong cái nghiên mực, được bồi dưỡng nhiều về chất béo của văn chương” (1956: 180). Xét, “sào văn” chuẩn đối với “ruộng thánh”. Nay đề xuất. Ss đối ứng k’aw (20 thổ ngữ Mường), ʂaw (5), t’aw (1), p’aw (1) [NV Tài 2005: 266].
dt. đơn vị đo lường ruộng đất thời xưa, mười sào bằng một mẫu. Nguyên nghĩa là “đồ đo ruộng có 15 thước mộc” sau dùng “sào mẫu, sào đất, sào ruộng” [Paulus của 1895: 903]. Về văn tự, “sào” có chính tự là 篙 (cây sào). Như vậy, có thể xác định, “sào” (cây gậy để đo) là một từ gốc Hán, cho nên “sào” (đơn vị đo lường) là một từ gốc Hán Việt dụng. Về ngữ âm, AHV có thuỷ âm k-, âm nôm có thuỷ âm s-, có thể tái lập ngữ âm là *krao². Quá trình biến âm từ Hán sang Việt sẽ là cao > *krao² > sào. Âm s- bắt đầu từ thế kỷ XVI về sau. Khoẻ cày ruộng thánh đà nhiều khóm, được dưỡng sào văn vô số phần. (Nghiễn trung ngưu 254.6).